Tủ bù công suất phản kháng là một phần không thể thiếu trong xã hội hiện đại như ngày nay, nó giúp doanh nghiệp tránh được khoản tiền phạt VC hàng tháng khi sử dụng quá lượng điện phản kháng theo quy định (hệ số công suất của mỗi doanh nghiệp, khu chung cư phải trên 0.9 mới đảm bảo cho quý khách tránh được lượng tiền phạt cộng thêm VC).
Tủ gồm các tủ điện mắc song song với các tải và được điều khiển đóng cắt bởi bộ điều khiển mikro thông minh với mục đích cấp lượng điện phản kháng thiếu hụt cho phụ tải, để đảm bảo hệ thống cos phi trên ngưỡng cho phép.
Chức năng và ứng dụng của tủ điện bù công suất phản kháng:
– Tủ tụ bù có chức năng chính là nâng cao hệ thống công suất cos phi qua đó giảm công suất phản kháng (công suất vô công) nhằm giảm tổn thất điện năng tiết kiệm chi phí.
– Tủ có thể điều khiển bằng chế độ Manual hoặc Automatic.
– Tủ điện có thể sử dụng cuộn kháng điện để giảm sóng hài hoặc sử dụng các thiết bị khác tùy theo yêu cầu của khách hàng.
– Tủ được thiết kế thóa nhiệt tốt và có hệ thống quạt thông gió làm mát tủ và điện trở sấy làm giảm độ ẩm trong tủ.
– Tủ điện tụ bù thường gồm nhiều bước tụ, mỗi bước tụ được điều khiển bằng Contactor. Việc đóng hay mở Contactor sẽ thay đổi số lượng tụ bù vận hành song song.
– Một bộ điều khiển kiểm soát hệ số công suất của mạng điện sẽ thực hiện đóng mở các Contactor qua đó làm cho hệ số công suất của cả mạng điện thay đổi. Tủ điện bù công suất phản khảng được sử dụng cho các hệ thống điện sử dụng các phụ tải có tính cảm kháng cao,thường lắp đặt tại phòng kỹ thuật điện hoặc khu vực trạm biến áp cho các công trình công nghiệp như nhà máy, xưởng nghiệp, cao ốc, văn phòng, chung cư, bệnh viện..
Vậy tại sao lại bù công suất phản kháng?
Trên thực tế thì điện năng được truyền tải từ nhà máy phát điện dã hạn chế tối đa cho việc truyền năng lượng điện phản kháng (Q) . Họ điều chỉnh kích thước máy phát điện để cos phi gần tới 1, đơn thuần là để truyền công suất thực (P). Vì:
– Công suất phản kháng là nguyên nhân chính gây ra tổn thất hao điện năng trên đường dây dẫn vì phải cõng thêm (Q) song song cung với (P).
– Năng lượng phản kháng (Q) có thể được bù thêm bằng cách lắp tủ bù công suất phản kháng.
– Bên điện lực sẽ lắp đặt các trạm bù và đặt chúng cạnh bên các máy biến áp hạ thế phân phối, để đáp úng nhu cầu tiêu thụ cho khu công nghiệp cũng như cho dân cư.
Khi tuabin ở nhà máy cung cấp điện năng gồm hai thành phần là công suất thực (P) và công suất phản kháng (Q). Đây là thành phần thiết yếu để cho máy móc vận hành ổn định, tùy theo đặc tính của tải mà dùng cái nào nhiều hơn, thường thì lượng công suất phản kháng (Q) chiếm tỉ trọng ít nhất cho nên bắt buộc phải có. Lượng công suất phản kháng (kVar) tụ bù của sở điện lực này có giới hạn và không thể đáp ứng đủ cho toàn bộ thành phần tải phía sau. Bởi mức độ phát triển của phụ tải tăng theo từng ngày, mang tính thất thường và rất khó dự tính.
Khi nhu cầu điện phản kháng tiêu thụ lớn mà việc cung cấp không thể đáp ứng kịp, bởi vì cơ sở hạn tầng phân phối điện và tủ bù của sở điện lực không thể lắp thêm trong thời gian ngắn, với lại sự mở rộng của tải tiêu thụ không thể kiểm soát dự tính được. nên sở điện lực sẽ bắt các doanh nghiệp phải trang bị tủ điện bù công suất phản kháng cho mình, nghĩa là chia sẻ khó khăn cùng nhau gánh vác. Công việc này được sở điện lực thực hiện một cách thông minh bằng cách đo lượng điện phản kháng dùng mỗi háng và phạt tiền nếu các khách hàng dàng quá quy định mà tôi đề ra
Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn và báo giá tốt nhất:
CÔNG TY TNHH TM – DV KỸ THUẬT TỰ ĐỘNG PHÚC THỊNH
Địa chỉ: 16 Phạm Ngũ Lão, Phường 4, Quận Gò Vấp, TP. HCM.
Nhà xưởng : 266/6 Lê Thị Riêng, Phường Thới An, Quận 12, TP. HCM.
Mr. Thế – Hotline: 0906.917.486
Email: info@ptautomation.com.vn
Website: www.tudienphucthinh.com
www.ptautomation.com.vn
Phúc Thịnh rất hân hạnh được phục vụ quý khách!